Phương thức split
Cú pháp:
<chuỗi>.split(sep=None, maxsplit=-1)
Công dụng: Trả về một list (kiểu dữ liệu sẽ được Kteam giới thiệu ở bài KIỂU DỮ LIỆU LIST) bằng cách chia các phần tử bằng kí tự sep
<chuỗi>.split(sep=None, maxsplit=-1)
Phương thức rsplit
Cú pháp:
<chuỗi>.split(sep=None, maxsplit=-1)
Công dụng: cũng hoàn toàn như phương thức split, có điều là việc tách từ bên phải sang trái
Phương thức partition
Cú pháp:
<chuỗi>.partition(sep)
Công dụng: Trả về một tuple với 3 phần tử. Các phần tử đó lần lượt là chuỗi trước chuỗi sep, sep và chuỗi sau sep.
- Trong trường hợp không tìm thấy sep trong chuỗi, mặc định trả về giá trị đầu tiên là chuỗi ban đầu và 2 giá trị kế tiếp là chuỗi rỗng.
<chuỗi>.partition(sep)
Phương thức rpartition
Cú pháp:
<chuỗi>.rpartition(sep)
- Công dụng: Cách phân chia giống như phương thức partition nhưng lại chia từ phải qua trái. Và với sep không có trong chuỗi thì sẽ trả về 2 giá trị đầu tiên là chuỗi rỗng và cuối cùng là chuỗi ban đầu
-
<chuỗi>.rpartition(sep)
Các phương thức tiện ích
Phương thức count
Cú pháp:
<chuỗi>.count(sub, [start, [end]])
Công dụng: Trả về một số nguyên, chính là số lần xuất hiện của sub trong chuỗi. Còn start và end là số kĩ thuật slicing (lưu ý không hề có bước).
<chuỗi>.count(sub, [start, [end]])
Phương thức startswith
Cú pháp:
<chuỗi>.startswith(prefix[, start[, end]])
Công dụng: Trả về giá trị True nếu chuỗi đó bắt đầu bằng chuỗi prefix. Ngược lại là False.
- Hai yếu tố start, end tượng trưng cho việc slicing (không có bước) để kiểm tra với chuỗi slicing đó
<chuỗi>.startswith(prefix[, start[, end]])
Phương thức endswith
Cú pháp:
<chuỗi>.endswith(prefix[, start[, end]])
Công dụng: Trả về giá trị True nếu chuỗi đó kết thúc bằng chuỗi prefix. Ngược lại là Flase.
Hai yếu tố start end tượng trưng cho việc slicing (không có bước) để kiểm tra với chuỗi slicing đó.
Phương thức find
Cú pháp:
Công dụng: Trả về một số nguyên, là vị trí đầu tiên của sub khi dò từ trái sang phải trong chuỗi. Nếu sub không có trong chuỗi, kết quả sẽ là -1. Vẫn như các phương thức khác, start end đại diện cho slicing và ta sẽ tìm trong chuỗi slicing này.<chuỗi>.find(sub[, start[, end]])
Phương thức rfind
Cú pháp:
<chuỗi>.rfind(sub[, start[, end]])
Công dụng: Tương tự phương thức find nhưng tìm từ phải sang trái
Phương thức index
Cú pháp:
<chuỗi>.index(sub[, start[, end]])
Công dụng: Tương tự phương thức find. Nhưng khác biệt là sẽ có lỗi ValueError nếu không tìm thấy chuỗi sub trong chuỗi ban đầu
Phương thức rindex
Cú pháp:
<chuỗi>.rindex(sub[, start[, end]])
Công dụng: Tương tự phương thức rindex. Và cũng khác ở điểm là sẽ có ValueError nếu không tìm thấy chuỗi sub trong chuỗi ban đầu
Các phương thức xác thực
Phương thức islower
Cú pháp:
Công dụng: Trả về True nếu tất cả các kí tự trong chuỗi đều là viết thường. Ngược lại là False<chuỗi>.islower()
Phương thức isupper
Cú pháp:
<chuỗi>.isupper()
Công dụng: Trả về True nếu tất cả các kí tự trong chuỗi đều là viết hoa. Ngược lại là False
Phương thức istitle
Cú pháp:
<chuỗi>.istitle()
Công dụng: Trả về True nếu chuỗi đó là một dạng title. Ngược lại là False
Phương thức isdigit
Cú pháp:
Công dụng: Trả về True nếu tất cả các kí tự trong chuỗi đều là những con số từ 0 đến 9<chuỗi>.isdigit()
Lưu ý: Phương thức này gần giống với isnumeric. Nhưng vì liên quan nhiều đến toán nên Kteam sẽ không giới thiệu về phương thức isnumeric và cũng không so sánh sự khác nhau giữa hai phương thức.
Phương thức isspace
Cú pháp:
<chuỗi>.isspace()
Công dụng: Trả về True nếu tất cả các kí tự trong chuỗi đều là kí tự khoảng trắng
Kết luận
Qua bài viết này, đã nắm được Các phương thức tách chuỗi trong PyThon.
Nguồn:www.howkteam.vn